Chuyển đến nội dung chính

BÀI ĐĂNG NỔI BẬT

CÁC BƯỚC NHẬP QUỐC TỊCH HÀN QUỐC DÀNH CHO CÔ DÂU VIỆT - HÀN

Ảnh: Bằng chứng nhận quốc tịch của mình mặt ngoài (국적 증서) Ảnh: Bằng chứng nhận quốc tịch của mình mặt trong (국적 증서) Xin chào các bạn ! Mình là Seona*. Mình hiện là người có hai quốc tịch Việt Nam & Hàn Quốc. Sau đây là chia sẻ của mình về các bước để nhập quốc tịch dành cho cô dâu Việt lấy chồng Hàn. Các bạn không phải là cô dâu cũng có thể dùng bài viết này làm tài liệu tham khảo. Bài viết tuy dài nhưng rất nhiều thông tin bổ ích. Bạn nhớ đọc hết nhé ! Nhập quốc tịch Hàn (귀화) có nhiều diện và mình nhập theo diện phụ nữ di trú kết hôn F-6. Phụ nữ di trú kết hôn muốn nhập quốc tịch Hàn hiện nay theo như hiểu biết của mình thì có hai cách. - Cách 1: Là theo cách truyền thống cũ, chờ đủ 2 năm, nộp hồ sơ nhập tịch lên Cục quản lý xuất nhập cảnh (출입국관리사무소) rồi chờ ngày gọi thi phỏng vấn, thi đậu rồi chờ ngày ra giấy chứng nhận nhập tịch. - Cách 2: Là theo cách hiện nay nhiều bạn đang làm là học chương trình Hòa Nhập Xã Hội KIIP - 사회통합 프로그램 sau đó thi để lấy chứng chỉ tốt ng

Sửa đổi chế độ cấp phép tuyển dụng lao động - luật mới dành cho lao động nước ngoài

Sửa đổi chế độ cấp phép tuyển dụng lao động - luật mới dành cho lao động nước ngoài... có thể làm việc liên tục 10 năm tại Hàn Quốc mà không cần phải về để sang lại


Tại hội nghị buổi báo cáo công tác năm 2023 của Bộ Kế hoạch và tài chính hôm (21/12), Tổng thống Yoon Suk Yeol tuyên bố sẽ biến năm 2023, năm cầm quyền thứ hai, thành năm khởi đầu xúc tiến cải cách ba lĩnh vực "#laođộng, #giáodục#lươnghưu".

Từ năm sau, lao động lành nghề E-9 có thể làm việc liên tục suốt 10 năm tại Hàn Quốc mà không cần xuất nhập cảnh theo chế độ tái tuyển dụng như hiện nay nữa.

- Với lao động nước ngoài làm trong ngành công nghiệp sản xuất, trường hợp làm ở cty đầu tiên tính từ thời điểm nhập cảnh vào Hàn Quốc được 24 tháng trở lên hoặc làm việc ở cùng một nơi làm từ 30 tháng trở lên (đối với người chuyển xưởng) được công nhận là lao động lâu năm. Ngành khác, ngoài ngành công nghiệp sản xuất thì điều kiện là lao động lâu năm sẽ ngắn hơn 6 tháng.

- Để người lao động nước ngoài thuộc diện lao động lâu năm (thâm niên) làm việc liên tục 10 năm tại Hàn Quốc mà không phải về rồi sang lại, các bạn phải hoàn thành lớp 3 chương trình hội nhập văn hóa và đạt điểm điểm số nhất định của kỳ thi năng lực tiếng Hàn. Bộ Tư Pháp tới đây sẽ mở lớp chương trình hội nhập văn hóa cho các bạn.

Trước tiên sẽ thực hiện thời gian làm việc tối đa là 10 năm, Bộ lao động và Bộ Tư Pháp sẽ bàn bạc, cân nhắc về việc gia hạn thêm (trên 10 năm cho người lao động).

- Với lao động E-7 trường hợp không xin được việc làm, không cần phải xuất cảnh về nước mà có thể chuyển sang lao động visa E-9.

- Du học sinh sau khi tốt nghiệp dù có làm việc dưới visa E-9 đi nữa, so với công việc lao động chân tay, sẽ kết nối làm việc ở cty có thể làm việc theo chuyên ngành mà các bạn đã theo học.

- Bộ cũng đang xem xét, năm 2023 cho phép tuyển dụng thêm nhiều ngành nghề khác... trong đó có ngành giúp việc (O sin). Theo Luật Lao động giúp việc gia đình, cơ quan có thẩm quyền sẽ tuyển người nước ngoài đã được xác nhận trình độ tiếng Hàn, sau đó cử họ đến từng gia đình để làm công việc nội trợ và chăm sóc gia đình (O sin).

- Năm 2023 Chính phủ Hàn Quốc cũng dỡ bỏ quy định hạn chế tuyển dụng lao động nước ngoài trong vòng 3 năm đối với doanh nghiệp vi phạm luật Lao động và tuyển dụng bất hợp pháp lao động nước ngoài. Tuy nhiên, việc bãi bỏ hạn chế có thể sẽ không được áp dụng đối với các trường hợp doanh nghiệp vi phạm nặng như làm giả giấy phép tuyển dụng, bị phạt trên 5 triệu won, hoặc đi tù.

Một quan chức Bộ Lao động và tuyển dụng giải thích, lý do Chính phủ gỡ bỏ hạn chế này là vì các doanh nghiệp xây dựng bắt buộc phải tuyển dụng người lao động nước ngoài do có xu hướng già hóa trong tầng lớp lao động Hàn Quốc trong ngành nghề này. Qua đó, quyết định này được mong đợi sẽ cải thiện đáng kể vấn nạn thiếu lao động tại Hàn Quốc.

P/s: Tóm lại năm 2023 sẽ thay đổi nhiều chế độ... sẽ nới lỏng và tăng chỉ tiêu cấp phép visa E-7-4 lên 5 nghìn người, tăng gấp đôi so với năm nay.

#Vậy thay đổi chế độ, hoặc nới lỏng để làm gì...?

Để phù hợp với tình hình hiện nay... 10 năm và sau có thể gia hạn thêm, hoặc người lao động đó đủ điều kiện chuyển đổi visa thì tỷ lệ bhp sẽ giảm đáng kể mà chủ cũng có những công nhân gắn bó lâu dài.

Vd: Một lao động sang Hàn khi tuổi 20, làm việc liên tục hết 10 năm. Anh, chị đó đã 30 tuổi, gia hạn được thêm 5 hoặc 10 năm nữa thì cũng gần 40 tuổi rồi (đấy là chưa tính người đó có thể chuyển đổi visa)... thì ít ai mà chọn lựa ra bhp..

Hiện tại nhiều công nhân tái tuyển dụng, sang lần 2 vẫn còn nguyện vọng muốn làm việc (chủ người Hàn cũng rất muốn công nhân này làm việc cho, nhưng mà hết hạn cư trú, không đủ điều kiện chuyển đổi visa đã không về nước mà ở lại bhp).!

Nhận xét

Bài đăng phổ biến