Chuyển đến nội dung chính

BÀI ĐĂNG NỔI BẬT

CÁC BƯỚC NHẬP QUỐC TỊCH HÀN QUỐC DÀNH CHO CÔ DÂU VIỆT - HÀN

Ảnh: Bằng chứng nhận quốc tịch của mình mặt ngoài (국적 증서) Ảnh: Bằng chứng nhận quốc tịch của mình mặt trong (국적 증서) Xin chào các bạn ! Mình là Seona*. Mình hiện là người có hai quốc tịch Việt Nam & Hàn Quốc. Sau đây là chia sẻ của mình về các bước để nhập quốc tịch dành cho cô dâu Việt lấy chồng Hàn. Các bạn không phải là cô dâu cũng có thể dùng bài viết này làm tài liệu tham khảo. Bài viết tuy dài nhưng rất nhiều thông tin bổ ích. Bạn nhớ đọc hết nhé ! Nhập quốc tịch Hàn (귀화) có nhiều diện và mình nhập theo diện phụ nữ di trú kết hôn F-6. Phụ nữ di trú kết hôn muốn nhập quốc tịch Hàn hiện nay theo như hiểu biết của mình thì có hai cách. - Cách 1: Là theo cách truyền thống cũ, chờ đủ 2 năm, nộp hồ sơ nhập tịch lên Cục quản lý xuất nhập cảnh (출입국관리사무소) rồi chờ ngày gọi thi phỏng vấn, thi đậu rồi chờ ngày ra giấy chứng nhận nhập tịch. - Cách 2: Là theo cách hiện nay nhiều bạn đang làm là học chương trình Hòa Nhập Xã Hội KIIP - 사회통합 프로그램 sau đó thi để lấy chứng chỉ tốt ng

Dịch Bài 1 - Lớp 3 sách KIIP

 1과: 대인 관계 – Quan hệ đối nhân xử thế

단원 도입 MỞ BÀI

Từ vựng:  Quan hệ đối nhân xử thế

Ngữ pháp: 

+ Động/tính từ - 고해서

+ Động/tính từ - 으면 되다

Hoạt động: 

+ Nói về những lỗi lo và lời khuyên trong quan hệ đối nhân xử thế.

+ Viết bài về những lỗi lo và lời khuyên trong quan hệ đối nhân xử thế.

Văn hóa và thông tin: Hoạt động tạo sự thân thiết gắn bó của người Hàn Quốc.


Những người này có mối quan hệ như thế nào với nhau? Họ sống như thế nào?

Các bạn sống như thế nào với những người xung quanh?


어휘 TỪ VỰNG (Trang 14):

1.Các bạn có sự lo lắng gì trong mối quan hệ với những người xung quanh?

친구 bạn bè, 동창 bạn cùng trường: 

• 공감대가 없다: Chưa có sự đồng cảm 

• 사이가 멀어지다: khoảng cách trở nên xa dần

• 연락이 끊기다: Liên lạc bị cắt đứt

선배 tiền bối, 후배 hậu bối

• 선배를 대하기 어렵다: Khó đối xử/đối đãi/đối diện với tiền bối

• 후배가 나를 어려워하다: Hậu bối không thấy thoải mái (khó gần) với tôi.

상사 cấp trên, 동료 đồng nghiệp, 부하 직원 nhân viên cấp dưới:

• 상사의 지시를 거절하기 힘들다: Khó khước từ/từ chối chỉ thị của cấp trên

• 동료에게 도움을 요청하기 어렵다: Khó yêu cầu sự giúp đỡ từ đồng nghiệp

• 일하는 방법을 잘 모르다: Không biết phương pháp làm việc


2.Nếu muốn giữ mối quan hệ đối nhân xử thế tốt thì cần sự lỗ lực như thế nào?

•  자주 연락을 주고받다: Thường xuyên trao đổi liên lạc

• 이야기를 잘 들어 주다: Chịu khó lắng nghe sự trò chuyện

• 의견을 솔직하게 말하다: Nếu ý kiến một cách thực lòng

• 서로 예의를 지키다: Giữ gìn phép lịch sự/lễ nghĩa với nhau

• 공감을 잘해 주다: Dành sự đồng cảm/cảm thông

• 함께 시간을 보내다: Dành thời gian cùng nhau


문법 NGỮ PHÁP (Trang 15, 16)

1/ Động/Tính từ + 고 해서, Danh từ + (이)고 해서: Thể hiện vế trước là lý do tiêu biểu, điển hình trong số nhiều lý do để trở thành việc thực hiện tình huống ở vế sau. Người nói dùng cấu trúc này để đưa ra nguyên nhân chính cho hành động của mình, nhưng cũng ám chỉ rằng còn các nguyên nhân khác nữa. Bằng cách này người nói chỉ ngụ ý, chứ không nói thẳng các nguyên nhân khác ra.

Cách chia: như trong sách


 Ví dụ có hình minh họa:

민수: 여보, 새로 사귄 친구하고 친해졌어요?

Vợ à, em đã thân thiết với người bạn mới quen chưa?

후엔: 서로 공감대도 없고 바쁘고 해서 친해지기가 어려워요.

Do mối quan tâm chung với nhau chưa có và cũng bận rộn nữa nên khó trở nên thân thiết.


예문:

가: 점심시간인데 식사하러 안 가세요?

Đã là giờ ăn trưa bạn không định đi ăn à?

나:조금 전에 샌드위치도 먹고 해서 그냥 사무실에 있으려고요.

(Chủ yếu do) Mình mới ăn sandwich lúc nãy nên định chỉ ở trong văn phòng thôi.

·초등학교 동창들하고 자주 연락을 주고받고 해서 아직도 만나요.

Do tôi vẫn thường xuyên trao đổi liên lạc với bạn cùng trường tiểu học nên vẫn còn gặp mặt nhau.

·상시 지시를 거절하기도 힘들고 일하는 방법도 잘 모르고 해서 직장 생활이 힘들어요.

Do lúc nào cũng khó khước từ chỉ thị và chưa biết phương pháp làm việc nên cuộc sống nơi làm việc của tôi gặp khó khăn.


Bài tập ngữ pháp 1:

1. Hãy nói về những khó khăn trong mỗi quan hệ đối nhân xử thế giống như mẫu VD sau đây.

대인 관계에서 어려운 점이 있어요? 

Có gì khó khăn trong mối quan hệ đối nhân xử thế không?

고향 친구와 자주 못 만나고 연락도 자주 못 하고 해서 사이가 멀어졌어요.

Do không thể thường xuyên gặp người bạn ở quê và cũng không thể thường xuyên liên lạc dần dần trở nên xa cách.


보기:

고향 친구와 자주 못 만나다 Không thể thường xuyên gặp người bạn ở quê.

연락도 자주 못 하다 Cũng không thể thường xuyên liên lạc.


1) Tính cách khác với người bạn mới/ Không có sự đồng cảm.

2)Khó đối diện với bậc tiền bối ở trường/ Yếu tiếng Hàn.

3)Ngôn ngữ khác với những người bạn ngoại quốc/ Văn hóa khác nhau.

4)Suy nghĩ khác với người Hàn Quốc/ Ăn nói không không thạo.


2.Sử dụng ‘고 해서’ và nói chuyện với bạn của bạn.

VD: Do tính cách thì hướng nội và thích ở một mình nên việc kết bạn với người khác khó khăn.

사람 사귀기가 힘든 이유 lý do của việc khó kết bạn

한국어를 배우는 이유 lý do học tiếng Hàn


2/ Động từ/Tính từ + (으)면 되다, Danh từ + (이)면 되다:  Thể hiện việc vế trước là điều kiện cơ bản để thỏa mãn một việc nào đó.

Cách chia: như trong sách

 

Ví dụ có hình minh họa:

잠시드: 새 직장 동료들하고 가깝게 지내고 싶은데 어떻게 해야 할까요?

Phải làm thế nào nếu muốn gần gũi, thân thiết với bạn đồng nghiệp mới nhỉ?

안젤라: 웃으면서 먼저 인사하고 서로 예의를 지키면 돼요.

Bạn chỉ cần cười đồng thời chào hỏi trước và giữ phép lịch sự với nhau là được.


예문:

•가: 찾으시는 휴대 전화 있으세요? Bạn có điện thoại nào đang tìm kiếm không?

나: 기능이 다양하고 속도가 빠르면 돼요. Tôi chỉ cần tính năng đa dạng và tốc độ nhanh là được.

• 이 약은 식사 후에 드시면 됩니다. Thuốc này dùng sau khi ăn là được.

• 수업 신청은 홈페이지에서 하면 돼요. Đăng ký lớp học ở trang chủ là được.


말하기 NÓI (Trang 17)

1. 잠시드 nói về lỗi lo lắng của mình. Hãy thử nói giống như hội thoại sau đây.

반장님: 잠시드 씨, 우리 회사에 온 지 일주일 됐지요? 이제 적응 다 했어요?

잠시드, cậu đã đến công ty chúng ta được một tuần rồi nhỉ? Hiện tại đã quen với mọi thứ chưa?

잠시드: 좀 힘들지만 적응하려고 노력 중입니다.

Có chút khó khăn nhưng tôi đang nỗ lực để làm quen với mọi thứ ạ.

반장님: 힘든 게 있어요? 힘든 게 있으면 말해 봐요.

Có gì khó khăn hả? Nếu có gì khó khăn thì cứ nói ra.

잠시드: 아직 사람들을 대하기가 어렵고 일하는 방법도 잘 모르고 해서 좀 힘듭니다.

Do vẫn chưa biết cư xử với mọi người và cũng chưa biết phương pháp làm việc nên gặp chút khó khăn.

반장님: 여기 온 지 얼마 안 돼서 그래요. 좀 익숙해지고 동료들하고 함께 시간을 보내면 될 거예요.

Đó là vì anh mới đến đây. Anh chỉ cần làm quen với nó và dành thời gian với đồng nghiệp của mình là sẽ được thôi.

잠시드: 네, 반장님. 시간이 지나면 괜찮아지겠지요. 신경 써 주셔서 감사합니다.

Vâng, thưa đội trưởng . Nó sẽ trở nên tốt hơn theo thời gian. Cảm ơn vì đã quan tâm đến tôi.


1) Không biết rõ phương pháp là việc/ Trải qua thời gian cùng bạn bè

2) Không có sự đồng cảm/ Có sự quan tam và biết lắng nghe câu chuyện của nhau


2.Hãy lắng nghe lỗi lo lắng trong mối quan hệ đối nhân xử thế của người bạn và cho lời khuyên. Và hãy nói câu chuyện của các bạn.

친구의  고민

Bị mất liên lạc với người bạn thời cấp 3.

Khó đối mặt với cấp trên. 고민에 대한 조언

Thử liên lạc và gặp lại.

Chào hỏi và giữ phép tắc.


듣기 NGHE (Trang 18)

1. Mối quan hệ của các bạn và mọi người xung quanh như thế nào?

Trước khi trở nên thân thiết thì cũng có chút khó khăn.

Tôi thường xuyên liên lặc và nói chuyện với các bạn.


2. Đây là câu chuyện của 고천 với con trai 성민. Nghe rõ rồi trả lời.

1) Nội dung đúng thì tích chữ O, sai thì tích chữ X.

2) Chọn cái mà không phải là câu chuyện mà 성민 cho mẹ nghe.

3) Lý do mà những người bạn của 성민 hỏi 성민 nhiều về Trung Quốc là gì?


Lời thoại:

고천(여): 성민아, 새로 간 학교는 다니기 어때? 친구들은 많이 사귀었어?

Seongmin à, cháu đến trường mới thế nào? Đã kết giao được nhiều bạn bè rồi chứ?

성민(남): 아직요. 반 친구들이 저를 어려워하는 것 같아요.

Vẫn chưa. Các bạn cùng lớp có lẽ khó gần với cháu ạ.

고천(여): 왜? 네가 중국에서 와서?

Tại sao? Vì cháu đến từ Trung Quốc?

성민(남): 그런 것 같아요. 그래도 제 주변에 앉은 친구들하고는 처음보다 많이 친해졌어요. 내일 수업 끝나고 피시방에 같이 가기로 했어요.

Có lẽ là như vậy ạ. Tuy nhiên, cháu và các bạn ngồi xung quanh đã trở nên thân thiết hơn so với lúc đầu tiên. Sau giờ học ngày mai, chúng cháu đã quyết định đến phòng PC (quán nét) cùng nhau.

고천(여): 그래. 그렇게 친구들 이야기도 잘 들어 주고 함께 시간 보내면서 친해지면 돼.

Vậy à. Cứ vậy chỉ cần chịu khó lắng nghe trò chuyện của bạn bè đồng thời dành thời gian bên nhau là trở nên thân thiết được thôi à.

성민(남): 네, 그 친구들은 중국에 관심이 많아요. 저한테 이것저것 많이 물어보고 해서 이야기도 많이 나눴어요.

Vâng, Các bạn đó rất quan tâm tới Trung Quốc. Do họ hỏi cháu rất nhiều thứ nên cũng đã chia sẻ được rất nhiều chuyện.

고천(여): 다행이구나. 싸우지 말고 사이좋게 지내야 한다.

Vậy may quá rồi. Đừng cãi nhau và phải hòa thuận (với bạn bè) đó.


발음 PHÁT ÂM (Trang 18)

비음화4: Quy tắc âm mũi hóa số 4

Khi chữ cái đầu tiên của âm tiết sau là ‘ㄹ’ và theo phía trước là patchim ‘ㅁ’ hay ‘ㅇ’ thì ‘ㄹ’ được phát âm thành [ㄴ]

ㅁ,ㅇ+ ㄹ           ↓

ㅁ,ㅇ+[ㄴ]


읽기 ĐỌC (Trang 19, 20)

1.Các bạn có khó khăn gì trong mối quan hệ với người Hàn Quốc. Thử kiểm tra xem.

□ 문화가 다르다. Khác biệt văn hóa

□ (서로에게) 편견을 갖고 있다. Có thành kiến (với nhau).

□ 무슨 말을 어떻게 해야 하는지 잘 모르겠다. Không biết phải nói lời gì như thế nào.

□ 내 의도를 정확하게 표현하기 어렵다. Khó để diễn đạt chính xác ý định của tôi.

□ 생활 방식이 다르다. Phương thức sinh hoạt/Phong cách sống/Lối sống khác biệt

□ 높임말 사용이 어렵다. Khó dùng kính ngữ

□ 대화를 이어 나가기 힘들다. Khó khăn trong việc nối tiếp/tiếp tục cuộc đối thoại

□ 한국 사람은 사전과 다른 의미의 말을 많이 한다. Người Hàn Quốc nói rất nhìu lời khác ý nghĩa so với từ điển.


2.인터넷 상담 게시판에 올라온 이민자들의 대인 관계에 대한 고민과 댓글입니다. 여러분은 어떤지 친구들과 이야기해 보세요.

Đây là những lo lắng và bình luận về quan hệ đối nhân xử thế của người nhập cư được đăng trên bảng tin tư vấn Internet. Hãy thử nói chuyện với bạn bè của bạn xem như thế nào.


제목 – Tiêu đề

기숙사 룸메이트가 한국 사람인데 생활 방식이 달라서 자주 말다툼을 해요.

Bạn cùng phòng ký túc xá của tôi là người Hàn Quốc và tôi thường tranh cãi vì do có lối sống khác nhau.

댓글 – Bình luận:

문화가 다르니까 당연히 생활 방식이나 의견에 차이가 있죠. 룸메이트하고 솔직한 대화를 나눠 보는 건 어떨까요?

Vì nền văn hóa khác nhau nên tất nhiên có sự khác biệt về lối sống và quan điểm chứ. Thử trao đổi đối thoại một cách thẳng thắn/thành thật với bạn cùng phòng thì thế nào nhỉ?


제목

한국에서는 높임말 사용이 중요한데 저는 높임말이 너무 어려워요.

Ở Hàn Quốc, việc sử dụng kính ngữ rất quan trọng, nhưng nó rất khó đối với tôi.

댓글 1: 맞아요. 높임말을 배웠지만 그것만으로는 부족해요

Đúng vậy. Tôi đã học cách nói kính ngữ nhưng điều đó vẫn chưa đủ.

댓글 2: 저도 한국에서 오래 살았지만 아직도 어려워요. 그래서 평소에 한국 사람들이 이야기하는 것을 신경 써서 듣고 많이 연습해요.

Tôi đã sống thời gian lâu ở Hàn Quốc nhưng cũng vẫn còn khó khăn. Vì vậy, thường ngày tôi để ý đến những gì người Hàn Quốc nói rồi nghe và luyện tập thật nhiều.


제목

한국 친구들하고 이야기할 때 무슨 말을 어떻게 해야 할지 모를 때가 많아요.

Khi nói chuyện với những người bạn Hàn Quốc của mình, tôi thường không biết phải nói gì như thế nào.

댓글: 저도요. 대화를 시작할 수는 있어도 길게 이어 나가기가 힘들어요.

Tôi cũng vậy. Dù cho tôi có thể bắt chuyện, nhưng rất khó để giữ nó tiếp tục được lâu.

댓글: 한국에 처음 왔을 때 저도 그랬어요. 다른 사람 이야기를 듣는 것도 연습이라고 생각하고 너무 스트레스 받지 마세요.

Lần đầu tiên đến Hàn Quốc, tôi cũng đã như vậy. Hãy coi đó là một bài tập để lắng nghe câu chuyện người khác và đừng quá căng thẳng.


제목

한국 사람들하고 깊은 대화를 못 하니까 친구 되기가 힘든 것 같아요.

Tôi nghĩ có lẽ khó để trở thành bạn với người Hàn Quốc vì không thể đối thoại sâu sắc.

댓글: 맞아요. 의도를 정확하게 표현하기 어려워서 간단한 말만 하니까 답답할 때가 많아요.

Đúng vậy. Rất khó để thể hiện chính xác ý định nên rất nhiều khi cảm thấy bức bối vì chỉ nói được những từ đơn giản.

댓글:깊은 대화는 못 하지만 항상 진심으로 대하면 한국 사람들도 그 마음을 알아줄 거예요.

Không thể đối thoại sâu sắc nhưng nếu bạn luôn đối đãi chân thành thì người Hàn Quốc sẽ nhận ra điều đó.

말다툼: sự cãi cọ, sự tranh cãi, sự đôi co

평소: thường ngày

답답하다: Bức bối, ngột ngạt


3. Q&A (Trang 20)

제목: 직장 선배들과 잘 지내고 싶어요. Tôi muốn kết thân với các tiền bối đồng nghiệp.

안녕하세요. 저는 한국에 온 지 1년 정도 된 베트남 사람입니다. 그동안 베트남 사람들이 많은 직장에 다녔는데 얼마 전에 이직을 했습니다. 새 직장에는 한국 사람들이 많고 대부분 저보다 연세가 많으신 분들입니다. 그분들과 매일 같이 일하고 식사도 하면서 함께 시간을 보내는 일이 많습니다. 그런데 대화를 하면 “윗사람한테 그렇게 말하면 안 되지!”라고 말씀하실 때가 많습니다. 그럴 때마다 선배들 기분이 안 좋아진 것 같아서 마음이 불편합니다. 이런 일이 자주 생겨서 요즘은 선배들하고 같이 있는 자리를 피하게 됩니다.

Xin chào. Tôi là người Việt Nam đã sang Hàn Quốc được khoảng một năm. Trong thời gian qua tôi đã đi làm ở công ty có rất nhiều người Việt Nam nhưng chưa được bao lâu thì đã chuyển chỗ làm. Ở chỗ làm mới có rất nhiều người Hàn Quốc và hầu hết đều là người lớn tuổi hơn tôi. Hàng ngày tôi thường làm việc và ăn uống cùng với những người ấy đồng thời có nhiều việc dành thời gian cùng với họ. Nhưng khi nói chuyện, họ thường nói: “Không được nói với người bề trên như vậy chứ!” Mỗi lần như vậy, tôi đều cảm thấy khó chịu vì có vẻ như những tiền bối đó tâm trạng trở nên tệ đi. Điều này xảy ra thường xuyên đến nỗi gần đây tôi trở nên né tránh những chỗ ở cùng các tiền bối.

이직 하다: chuyển việc

직장: cơ quan, nơi làm việc, chỗ làm

대부분: đại bộ phận, đại đa số

윗사람: cấp trên, người bề trên 말씀하다: nói

자리: chỗ

피하다: tránh né


한국에서는 높임말 사용이 중요한데 저는 높임말이 아직도 너무 어렵습니다. 한국어를 배울 때 높임말을 배우기는 했지만 그것만으로는 부족한 것 같습니다. 제 의도를 정확하게 표현하기도 힘들고 무슨 말을 어떻게 할지 잘 모르겠습니다.

Việc sử dụng kính ngữ rất quan trọng ở Hàn Quốc, nhưng nó vẫn còn rất khó đối với tôi. Khi học tiếng Hàn, tôi đã học kính ngữ nhưng điều đó dường như vẫn chưa đủ. Thật khó để biểu hiện chính xác ý định của bản thân và tôi không biết phải nói gì như thế nào.

부족하다: thiếu sót, khiếm khuyết

의도: ý đồ, ý định

표현하다: biểu hiện, thể hiện 이 직장에서 선배들과 잘 지내고 싶은데 어떻게 하면 좋을까요?

Tôi muốn quan hệ tốt đẹp với các tiền bối ở chỗ làm này thì phải làm như thế nào đây?

지내다: trải qua, nắm giữ


쓰기 VIẾT (Trang 21)

1.여러분은 한국인과의 관계에서 어려운 점이 있었습니까? 어려운 점을 어떻게 극복했는지 써 보세요. 

Có điểm khó khăn gì trong mối quan hệ của bạn với người Hàn Quốc? Bạn đã khắc phục điểm đó như thế nào?

한국인과의 관계에서 어려운 점 điểm khó khăn trong quan hệ với người Hàn

극복 방법 phương pháp khắc phục


2.한국에 온지  얼마 안 된 이민자 후배에게 한국인 친구를 잘 사귀는 방법에 대해서 조언하는 글을 써보세요.

Hãy viết bài viết mà cho lời khuyên cho một hậu bối mới đến Hàn Quốc chưa được bao lâu về phương pháp hay để kết bạn với người Hàn.


문화와 정보 VĂN HÓA VÀ THÔNG TIN (Trang 22)

한국인의 친목 활동 Hoạt động bạn bè của người Hàn Quốc

한국인이 사회생활에서 친목을 도모하기 위하여 참석하는 대표적인 모임으로 ‘동창회‘와 ‘동호회‘가 있다.

Các hội nhóm tiêu biểu mà người Hàn Quốc tham dự để thúc đẩy sự thân thiết và hòa thuận trong đời sống xã hội là ‘Hội đồng môn/hội bạn học cùng trường’ và ‘Hội người cùng sở thích/Câu lạc bộ’.


동창회는 같은 학교를 졸업한 사람들이 모여 서로 친목을 도모하고 모교와 연락을 하기 위하여 만들어진 모임이다. 송년회, 체육 대회와 같은 모임을 정기적으로 열기도 하고 단체 여행을 다니기도 한다. 그리고 등산, 악기 연주, 스포츠 등 같은 취미를 가지고 함께 즐기는 사람들의 모임을 동호회라고 한다. 이러한 동호회는 보통 학교, 지역, 직장, 인터넷 커뮤니티를 중심으로 만들어진다. 요즘은 온라인에서 정보를 공유하는 모임이 먼저 만들어지고, 이를 실제 모임으로 연결해 직접 만나기도 한다. 사람들은 동호회에 가입해서 취미 활동을 하는 것은 물론이고 다양한 정보를 수집하기도 하며 새로운 사람들을 사귀기도 한다.

Hội đồng môn là nhóm những người đã tốt nghiệp cùng một trường để thúc đẩy sự thân thiết với nhau và để liên lạc với trường cũ. Các cuộc gặp gỡ như tiệc cuối năm, hội thao được tổ chức định kỳ và các chuyến du lịch theo đoàn cũng được tổ chức. Ngoài ra, nhóm những người có sở thích như leo núi, chơi nhạc cụ, chơi thể thao,… cùng nhau được gọi là câu lạc bộ. Các câu lạc bộ này thường được xây dựng theo trường học, khu vực, nơi làm việc và cộng đồng Internet. Gần đây các cuộc họp trực tuyến để chia sẻ thông tin lần đầu tiên được tạo ra và kết nối với các cuộc họp thực tế này rồi gặp mặt trực tiếp. Việc mọi người gia nhập các câu lạc bộ rồi thực hiện các hoạt động sở thích là dĩ nhiên và cũng có thể vừa thu thập nhiều thông tin khác nhau vừa làm quen với những người mới.


Câu hỏi:

1) 동창회 là hội như thế nào?

2) 동후회 là hội như thế nào?

3) Ở quê các bạn có hội gì?


배운 어휘 확인 KIỂM TRA TỪ VỰNG ĐÃ HỌC (Trang 23)

공감대가 없다: Chưa có sự đồng cảm, chưa có mối quan tâm chung

사이가 멀어지다: Ngày càng xa cách, khoảng cách trở nên xa dần

연락이 끊기다: Liên lạc bị cắt đứt

선배: tiền bối, đàn anh, đàn chị, người đi trước/anh chị khoá trước

대하다: đối xử, đối đãi/đối diện

후배: hậu bối, người sau, thế hệ sau/người em khoá sau

상사: cấp trên

지시: chỉ thị

거절하다: từ chối, khước từ

요청: sự đề nghị, sự yêu cầu

방법: phương pháp

솔직하다: thẳng thắn, thành thật

예의를 지키다: giữ lễ nghĩa, phép lịch sự

공감: sự đồng cảm

사귀다: kết giao, kết bạn

부족하다: thiếu, thiếu hụt, thiếu thốn/ thiếu sót, khiếm khuyết

내성적이다: tính hướng nội

속도: tốc độ 관심을 갖다: quan tâm

사이좋다: hòa thuận

위로: sự an ủi

줄이다: giảm bớt, giảm đi/ làm giảm, rút ngắn, thu nhỏ/ rút gọn, rút ngắn, giản lược

안부: (sự) hỏi thăm, gửi lời thăm

문제를 풀다: tháo gỡ vấn đề

외우다: học thuộc, thuộc lòng

적응하다: thích ứng

노력 중이다: đang nỗ lực

이야기를 나누다: chia sẻ/trao đổi câu chuyện

동호회: hội người cùng sở thích,

대통령: tổng thống

말다툼: sự tranh cãi, sự cãi cọ, sự đôi co

이직: sự chuyển chỗ làm, sự thay đổi công việc

옮기다: chuyển, dời, đổi

대부분: đại bộ phận, đại đa số

답답하다: bức bối, ngột ngạt, khó chịu



còn tiếp..............

Nhận xét

Bài đăng phổ biến